Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức đã học phần vẽ kĩ thuật và phần cơ khí: bản vẽ kĩ thuật; hình chiếu các khối hình học; vật liệu và dụng cụ cơ khí; chi tiết máy và lắp ghép.
2- Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và làm bài tập vận dụng.
3- Thái độ : cẩn thận, trình bày khoa học các câu trả lời.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy:
+ Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Soạn hệ thống câu hỏi.
- Trò: Tự ôn tập ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần : 18 Ngày soạn: 10/11/2018 Tiết: 26 Bài. Ôn tập: PHẦN VẼ KĨ THUẬT VÀ CƠ KHÍ I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức đã học phần vẽ kĩ thuật và phần cơ khí: bản vẽ kĩ thuật; hình chiếu các khối hình học; vật liệu và dụng cụ cơ khí; chi tiết máy và lắp ghép. 2- Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và làm bài tập vận dụng. 3- Thái độ : cẩn thận, trình bày khoa học các câu trả lời. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo. + Soạn hệ thống câu hỏi. - Trò: Tự ôn tập ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra công tác vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: Tổ chức cho hs ôn tập. (25 phút) - Y/c hs trình bày nội dung đã chuẩn bị ôn tập. -Nhận xét, khẳng định lại kiến thức mà hs đã chuẩn bị chính xác. -Bổ sung nội dung mà hs chuẩn bị còn thiếu thông qua các câu hỏi có liên quan. -Y/c hs nhận xét bổ sung. Câu 12: Nêu tên các loại bản vẽ kĩ thuật thường dùng và công dụng của chúng? Câu 13: Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? Câu 14: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Trong cơ khí ta đặc biệt quan tâm tính chất nào? -Nhận xét, kết luận nội dung kiến thức mà hs cần nắm. -Trình bày. -Lắng nghe, ghi bài. -Lắng nghe, trả lời. -Nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi bài. I. Ôn tập. Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? Nêu tên gọi các hình chiếu và nêu hướng chiếu của chúng? Câu 2: Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng ? Câu 3: Hình cắt là gì ?Hình cắt dùng để làm gì ? Câu 4: Kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của chúng? Câu 5: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào? Câu 6: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật ? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? Câu 7: Hãy kể tên một số sản phẩm cơ khí mà em biết ? Nêu các tính chấtcơ bản của vật liệu cơ khí ? Câu 8: Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống? Câu 9: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến? Câu 10 :Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? công dụng của chúng? Câu 11: Kể tên và hướng chiếu của các loại hình chiếu vuông góc? HĐ2: Tổ chức cho hs trả lời các câu hỏi và làm bài tập. (13 phút) -Y/c hs đọc các câu hỏi. -Hướng dẫn lần lượt từng câu. -Y/c hs trình bày câu trả lời. -Y/c hs khác nhận xét, bổ sung/ -Nhận xét, giải thích và đi đến kết luận. -Đặt các câu hỏi tương tự nếu thấy hs còn nắm bài chưa tốt. -Nhận xét, kết luận. -Đọc câu hỏi. -Học sinh lắng nghe, làm bài. -Lên bảng trình bày câu trả lời. -Nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi bài. -Lắng nghe, trả lời. -Lắng nghe, ghi bài. II. Vận dụng: Bt/tr11: 1_C; 2_A; 3_B Bt/tr19: 1_C; 2_A; 3_B Câu2/tr19: Tam giác cân. Câu2/tr25: Tam giác cân, hình tròn. Bt/tr27: 1_B; 2_D; 3_C; 4_A Câu 3/tr73: An toàn khi cưa. -Kẹp vật đủ chặt. -Lưỡi cưa căng vừa phải, cưa phải có cán. -Không để vật rơi vào chân. -Không gạt hoặc thổi mạc cưa. Câu 3/tr89: Tại vì -Nhôm khó hàn; mối ghép đinh tán chịu lực lớn, đơn giản, khi hỏng dễ thay thế. 4. Củng cố: (3phút) - Gv nhắc lại những nội dung chính bài ôn tập. - Nhận xét chung tiết ôn tập nêu rõ những hạn chế mà các em chưa nắm được, để các em tiếp tục ôn tập dể kiểm tra học kì. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Y/c hs tự ôn tập để tiết sau kiểm tra học kì I. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. KÝ DUYỆT Ngày ...... tháng ...... năm ............. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Đề cương ôn tập CÔNG NGHỆ 8 HỌC KÌ I Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? Nêu tên gọi các hình chiếu và nêu hướng chiếu của chúng? -Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể đó. -Các hình chiếu: +Hình chiếu đứng :có hướng chiếu từ trước tới +Hình chiếu bằng :có hướng chiếu từ trên xuống +Hình chiếu cạnh:có hướng chiếu từ trái sang Câu 2: Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng ? Một số bản vẽ thường dùng : -Bản vẽ các khối hình học -Bản vẽ kĩ thuật -Bản vẽ chi tiết -Bản vẽ lắp -Bản vẽ ren -Bản vẽ nhà Câu 3: Hình cắt là gì ?Hình cắt dùng để làm gì ? -Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt -Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể Câu 4: Kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của chúng? -Ren ngoài(ren trục) :là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết -Ren trong(ren lỗ) :là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết lỗ. -Công dụng:ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay dùng để truyền lực Câu 5: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào? -Ren nhìn thấy: +Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm +Đường chân ren vẽ bằng nét liền mãnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn. -Ren bị che khuất:các đường đỉnh ren , đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt Câu 6: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật ? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? -Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ. -Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện đùng để chế tạo, lắp gáp, thi công,... Câu 7: Hãy kể tên một số sản phẩm cơ khí mà em biết ? Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? -Một số sản phẩm cơ khí như : kim khâu,cái đinh vít,chiếc xe đạp,xe máy -Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí :có 4 tính chất -Tính chất vật lý :như tính dẫn điện,dẫn nhiệt,nhiệt độ nóng chảy. -Tính chất hóa học : như tính chịu axit,tính chống ăn mòn -Tính chất công nghệ : như tính đúc,tính hàn,tính rèn -Tính chất cơ học : như tính cứng,tính dẻo,tính bền Câu 8: Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống? -Cơ khí tạo ra các phương tiện thay thế lao động thủ công -Giải phóng lao động cơ bắp giúp cho lao đông trở nên nhẹ nhàng hơn. -Giúp con người mở rộng tầm nhìn để chinh phục thiên nhiên. Câu 9: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến? -Vật liệu kim loại: +Kim loại màu như :đồng ,nhôm và hợp kim của chúng. +Kim loại đen như :gang và thép. -Vật liệu phi kim loại: +Chất dẻo:chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn ,chúng được dùng làm rổ,can,vỏ bút máy,bánh răng. +Cao su:cao su tự nhiên và cao su nhân tạo ,chúng được dùng làm lốp,sản phẩm cách điện Câu 10 :Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? công dụng của chúng? -Thước đo chiều dài: +Thước lá:dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm -Thước đo góc:êke,ke vuông và thước đo góc vạn năng ,dùng để xác định trị số thực của góc. Câu 11: Kể tên và hướng chiếu của các loại hình chiếu vuông góc? - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. - Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. Câu 12: Nêu tên các loại bản vẽ kĩ thuật thường dùng và công dụng của chúng? - Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. - Bản vẽ lắp dùng để thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. - Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. Câu 13: Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau vì: - Để dễ dàng và thuận lợi khi gia công. - Để dễ sử dụng và sửa chữa. - Máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp. - Một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được. Câu 14: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Trong cơ khí ta đặc biệt quan tâm tính chất nào? - Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: cơ tính, lí tính, hóa tính và tính công nghệ. - Trong cơ khí đặc biệt quan tâm 2 tính chất là cơ tính và tính công nghệ. Câu 15: Nêu trình tự đọc của bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết. Câu 16: Chi tiết máy là gì? Lấy ví dụ. Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy là gì? Phân loại chi tiết máy.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_18_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc