Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 25: Mối ghép động - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức: biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.
2-Kỹ năng: nhận dạng được mối ghép động.
3-Thái độ: nghiêm túc trong tiết học
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy:
+ Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Các mối ghép động: xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp, ghế xếp. (Nếu có)
- Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm các mối ghép: Hộp bao diêm, xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp. (Nếu có)
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra công tác vệ sinh và khâu chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
1) Hãy cho biết cấu tạo của mối ghép bằng ren, đặc đIểm và ứng dụng của nó?
2) Hãy nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 25: Mối ghép động - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần : 17 Ngày soạn: 10/11/2018 Tiết: 25 Bài 27: MỐI GHÉP ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động. 2-Kỹ năng: nhận dạng được mối ghép động. 3-Thái độ: nghiêm túc trong tiết học II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo. + Các mối ghép động: xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp, ghế xếp. (Nếu có) - Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm các mối ghép: Hộp bao diêm, xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp. (Nếu có) III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra công tác vệ sinh và khâu chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1) Hãy cho biết cấu tạo của mối ghép bằng ren, đặc đIểm và ứng dụng của nó? 2) Hãy nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1:(3’)Giới thiệu bài học. - Đặt vấn đề. - Nêu mục tiêu bài học. -Lắng nghe, suy nghĩ vấn đề. HĐ2:(13’)Tìm hiểu thế nào là mối động -Y/c hs quan sát H27.1 -Thực hiện gập, mở đối với ghế xếp. -Hỏi: Ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào? -Ý kiến khác? -Gv đánh giá, tổng hợp. -Gv đưa ra một số ví dụ, phân tích và đưa đến khái niệm cơ cấu (lưu ý phân tích cơ cấu tay quay thanh lắc H27.2 và liên hệ cơ cấu thanh lắc ở máy may). -Quan sát H27.1 -Quan sát các chi tiết của ghế chuyển động như thế nào khi mở và gập ghế. -Trả lời cá nhân. -Nhận xét, bổ sung (nếu có) -Lắng nghe. -Lắng nghe, ghi bài. I. Thế nào là mối ghép động? -Mối ghép mà các chi tiết được phép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động. -Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, chúng gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu,... HĐ3:(15’)Tìm hiểu các loại khớp động - Y/c hs quan sát H27.3, so sánh đối chiếu với mô hình. - Y/c hs hoàn thành 02 câu ở Sgk. - Y/c đại diện nhóm thông báo kết quả. - Gv đánh giá chung, tổng hợp kết quả - Gv cho mô hình hoạt động, y/c hs quan sát. - Các vật chuyển động như thế nào? Hiện tượng gì xảy ra khi có chuyển động? - Hạn chế hiện tượng đó bằng cách nào? - ý kiến khác? - Gv đánh giá, tổng hợp, phân tích một số vật trong thực tế địa phương có liên quan và đi đến kết luận khả năng ứng dụng của khớp tịnh tiến. - Y/c hs quan sát H27.4 - Y/c hs cho biết các chi tiết của khớp quay. - ý kiến khác? - Các mặt tiếp xúc thường có mặt gì? - ý kiến khác? - Gv đánh giá chung, tổng hợp kết quả - Để giảm ma sát giữa các mặt tiếp xúc người ta làm cách nào? - ý kiến khác? - Gv cho mô hình hoạt động, y/c hs quan sát - Gv đánh giá, tổng hợp, phân tích một số vật trong thực tế địa phương có liên quan và đi đến kết luận khả năng ứng dụng của khớp quay. - Y/c hs liên hệ với các khớp có trong chiếc xe đạp. - Quan sát, so sánh, đối chiếu - Thảo luận theo nhóm, hoàn thành câu hỏi theo yc. - Thông báo kết quả -Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Quan sát sự chuyển động của mô hình. - Nghiên cứu độc lập - Trả lời. - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) -Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát H27.4 - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Quan sát sự chuyển động của mô hình -Lắng ghe, ghi bài. - Liên hệ thực tế II. Các loại khớp động 1. Khớp tịnh tiến a. Cấu tạo -Mối ghép pít-tông-xilanh: có mặt tiếp xúc là mặt cầu. -Mối ghép sống trượt-rãnh trượt: có mặt tiếp xúc là mặt phẳng. b. Đặc điểm -Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau. -Khi khớp làm việc tạo ra ma sát làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát người ta thương bôi trơn dầu, mỡ,... c. ứng dụng -Khớp tịnh tiến được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại. 2. Khớp quay a. Cấu tạo -Mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn. -Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục. -Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót. b. ứng dụng. -Khớp quay thường được dùng nhiều trong thiết bị, máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện,... 4. Củng cố: (5 phút) - Nhắc lại những nội dung chính của bài học. - Hướng dẫn hs làm câu hỏi 1, 2 sgk trang 95. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Học thuộc phần ghi nhớ. + Trả lời các câu hỏi ở Sgk. + Ôn tập phần vẽ kỹ thuật và cơ khí IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. KÝ DUYỆT Ngày ...... tháng ...... năm ................. .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_25_moi_ghep_dong_nam_hoc_2018_2.doc