Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 25: Mối ghép động - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức: biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.
2-Kỹ năng: nhận dạng được mối ghép động.
3-Thái độ: nghiêm túc trong tiết học
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy:
+ Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Các mối ghép động: xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp, ghế xếp. (Nếu có)
- Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm các mối ghép: Hộp bao diêm, xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp. (Nếu có)
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra công tác vệ sinh và khâu chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Hãy cho biết cấu tạo của mối ghép bằng ren, đặc đIểm và ứng dụng của nó?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 25: Mối ghép động - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 25: Mối ghép động - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần : 17 Ngày soạn: 28/11/2017 Tiết: 25 Bài 27: MỐI GHÉP ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động. 2-Kỹ năng: nhận dạng được mối ghép động. 3-Thái độ: nghiêm túc trong tiết học II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo. + Các mối ghép động: xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp, ghế xếp. (Nếu có) - Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm các mối ghép: Hộp bao diêm, xi lanh, ổ bi, bộ may ơ xe đạp. (Nếu có) III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra công tác vệ sinh và khâu chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Hãy cho biết cấu tạo của mối ghép bằng ren, đặc đIểm và ứng dụng của nó? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1:(3’)Giới thiệu bài học. - Đặt vấn đề. - Nêu mục tiêu bài học. -Lắng nghe, suy nghĩ vấn đề. HĐ2:(13’)Tìm hiểu thế nào là mối động -Y/c hs quan sát H27.1 -Thực hiện gập, mở đối với ghế xếp. -Hỏi: Ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào? -Ý kiến khác? -Gv đánh giá, tổng hợp. -Gv đưa ra một số ví dụ, phân tích và đưa đến khái niệm cơ cấu (lưu ý phân tích cơ cấu tay quay thanh lắc H27.2 và liên hệ cơ cấu thanh lắc ở máy may). -Quan sát H27.1 -Quan sát các chi tiết của ghế chuyển động như thế nào khi mở và gập ghế. -Trả lời cá nhân. -Nhận xét, bổ sung (nếu có) -Lắng nghe. -Lắng nghe, ghi bài. I. Thế nào là mối ghép động? -Mối ghép mà các chi tiết được phép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động. -Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, chúng gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu,... HĐ3:(15’)Tìm hiểu các loại khớp động - Y/c hs quan sát H27.3, so sánh đối chiếu với mô hình. - Y/c hs hoàn thành 02 câu ở Sgk. - Y/c đại diện nhóm thông báo kết quả. - Gv đánh giá chung, tổng hợp kết quả - Gv cho mô hình hoạt động, y/c hs quan sát. - Các vật chuyển động như thế nào? Hiện tượng gì xảy ra khi có chuyển động? - Hạn chế hiện tượng đó bằng cách nào? - ý kiến khác? - Gv đánh giá, tổng hợp, phân tích một số vật trong thực tế địa phương có liên quan và đi đến kết luận khả năng ứng dụng của khớp tịnh tiến. - Y/c hs quan sát H27.4 - Y/c hs cho biết các chi tiết của khớp quay. - ý kiến khác? - Các mặt tiếp xúc thường có mặt gì? - ý kiến khác? - Gv đánh giá chung, tổng hợp kết quả - Để giảm ma sát giữa các mặt tiếp xúc người ta làm cách nào? - ý kiến khác? - Gv cho mô hình hoạt động, y/c hs quan sát - Gv đánh giá, tổng hợp, phân tích một số vật trong thực tế địa phương có liên quan và đi đến kết luận khả năng ứng dụng của khớp quay. - Y/c hs liên hệ với các khớp có trong chiếc xe đạp. - Quan sát, so sánh, đối chiếu - Thảo luận theo nhóm, hoàn thành câu hỏi theo yc. - Thông báo kết quả -Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Quan sát sự chuyển động của mô hình. - Nghiên cứu độc lập - Trả lời. - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) -Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát H27.4 - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nghiên cứu độc lập - Trả lời -Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Quan sát sự chuyển động của mô hình -Lắng ghe, ghi bài. - Liên hệ thực tế II. Các loại khớp động 1. Khớp tịnh tiến a. Cấu tạo -Mối ghép pít-tông-xilanh: có mặt tiếp xúc là mặt cầu. -Mối ghép sống trượt-rãnh trượt: có mặt tiếp xúc là mặt phẳng. b. Đặc điểm -Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau. -Khi khớp làm việc tạo ra ma sát làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát người ta thương bôi trơn dầu, mỡ,... c. ứng dụng -Khớp tịnh tiến được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại. 2. Khớp quay a. Cấu tạo -Mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn. -Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục. -Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót. b. ứng dụng. -Khớp quay thường được dùng nhiều trong thiết bị, máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện,... 4. Củng cố: (5 phút) - Nhắc lại những nội dung chính của bài học. - Hướng dẫn hs làm câu hỏi 1, 2 sgk trang 95. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) + Học thuộc phần ghi nhớ. + Trả lời các câu hỏi ở Sgk. + Ôn tập phần vẽ kỹ thuật và cơ khí IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. KÝ DUYỆT Ngày ...... tháng ...... năm ................. .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_25_moi_ghep_dong_nam_hoc_2017_2.doc