Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 19: Vật liệu cơ khí (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU: 

1-Kiến thức: Biết Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

2-Kỹ năng: Có phương pháp phân biệt các vật liệu cơ khí.

3-Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức giữ gìn vệ sinh để góp phần bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:  

- Thầy:

 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

 + Đồ dùng: Bộ mẫu vật liệu cơ khí, một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí, sơ đồ phân loại. (nếu có)

- Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (02 phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Kiểm tra công tác vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì?  

Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại?

Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và phi kim loại màu?

doc 2 trang Khánh Hội 19/05/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 19: Vật liệu cơ khí (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 19: Vật liệu cơ khí (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 19: Vật liệu cơ khí (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần : 11	 Ngày soạn: 18/10/2017
Tiết 19. 
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ (tt)
I. MỤC TIÊU: 
1-Kiến thức: Biết Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
2-Kỹ năng: Có phương pháp phân biệt các vật liệu cơ khí.
3-Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức giữ gìn vệ sinh để góp phần bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Đồ dùng: Bộ mẫu vật liệu cơ khí, một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí, sơ đồ phân loại. (nếu có)
- Trò: Soạn bài ở nhà. Sưu tầm một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (02 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì?	
Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại?
Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và phi kim loại màu?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất cơ học và tính chất vật lý của vật liệu cơ khí (14 phút)
-Hỏi: vật liệu cơ khí có những tính chất nào? 
-Nhận xét, giải thích.
-Hỏi:Các tính chất trên biểu hiện mặt nào, khả năng gì của vật liệu?
- Y/c hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, kết luận chung.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi
- Suy nghĩ và trả lời
-Lắng nghe.
-Quan sát, suy nghĩ độc lập.
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
1/Tính chất cơ học biểu thị khả năng chịu tác dụng của các lực bên ngoài, gồm tính cứng, tính dẻo, tính bền.
2/ Tính chất vật lý thể hiện qua các hiện tượng vật lý của vật liệu (nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện và nhiệt, khối lượng riêng )
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học và tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí (13 phút)
- Y/c hs liên hệ thực tế với một số loại sản phẩm được sản xuất dựa vào các tính chất của từng loại vật liệu cho phù hợp.
- Y/c hs trình bày.
- Gv nhận xét, kết luận.
- Thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành vào bảng phụ.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
3/ Tính chất hoá học cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường như tính chịu axít và muối, tính chống ăn mòn.
4/Tính chất công nghệ cho biết khả năng gia công của vật liệu (tính đúc, hàn, rèn, cắt gọt)
4. Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ bài 18.
- Nêu câu hỏi :
1) Muốn chọn một vật liệu để gia công một sản phẩm, người ta dựa vào những yếu tố nào ?
2) Có thể phân biệt, nhận biết các vật liêu kim loại nói trên dựa vào những dấu hiệu nào ?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Hướng dẫn học bài ở nhà học thuộc nội dung kiến thức cơ bản.
- Soạn bài 20 - Dụng cụ cơ khí.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
 KÝ DUYỆT
Ngày ...... tháng ...... năm..............
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_19_vat_lieu_co_khi_tiep_theo_na.doc