Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 18: Vật liệu cơ khí - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU: 

1-Kiến thức: Biết phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến.

2-Kĩ năng: Lấy được ví dụ về các loại vật liệu kim loại, vật liệu phi kim

3-Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh để góp phần bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:  

- Thầy:

 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

 + Bảng phụ kẻ bảng trang 61, 62 sgk.

 + Đồ dùng: Bộ mẫu vật liệu cơ khí, một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí, sơ đồ phân loại. (nếu có)

- Trò: Sưu tầm một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (2 phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Kiểm tra công tác vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:  (5 phút)

            1. Cơ khí có vai trò quan trọng sản xuất và đời sống.

            2. Em hãy nêu một số sản phẩm cơ khí quanh ta.

            3. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?

doc 4 trang Khánh Hội 19/05/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 18: Vật liệu cơ khí - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 18: Vật liệu cơ khí - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 18: Vật liệu cơ khí - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 10	 Ngày soạn: 11/10/2017
Tiết: 18. 
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU: 
1-Kiến thức: Biết phân biệt các vật liệu cơ khí phổ biến.
2-Kĩ năng: Lấy được ví dụ về các loại vật liệu kim loại, vật liệu phi kim
3-Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh để góp phần bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Bảng phụ kẻ bảng trang 61, 62 sgk.
 + Đồ dùng: Bộ mẫu vật liệu cơ khí, một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí, sơ đồ phân loại. (nếu có)
- Trò: Sưu tầm một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	 1. Cơ khí có vai trò quan trọng sản xuất và đời sống.
	 2. Em hãy nêu một số sản phẩm cơ khí quanh ta.
	 3. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. (4 phút)
 Trong đời sống và sản xuất, con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy và phương pháp gia công để làm ra những sản phẩm phục vụ cho con người, nhưng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rật đa dạng và phong phú. Để sử dụng vật liệu có hiệu quả và kinh tế nhất, cần phải nắm vững tính chất, thành phần cấu tạo của chúng. Trên cơ sở đó, người ta thay đổi một vài tính chất cho phù hợp với phương pháp chế tạo và phạm vi sử dụng. Vậy có các vật liệu cơ khí nào phổ biến và nó có những tính chất cơ bản nào? Hôm nay thầy cùng các em hiểu bài học : Vật liệu cơ khí
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến (27 phút)
? Dựa vào yếu tố nào để phân loại vật liệu cơ khí? Vật liệu cơ khí được phân làm mấy nhóm, đó là những loại nào? 
* Vậy vật liệu kim loại gồm những loại nào ta tìm hiểu phần vật liệu kim loại.
? Quan sát chiếc xe đạp, hãy chỉ ra những chi tiết bộ phận được làm từ chiếc xe đạp? 
* Treo hình 18.1
? Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại? 
? Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì? 
? Có mấy loại kim loại đen?
? Khi nào kim loại đen gọi là gang, khi nào gọi là thép? 
? Thành phần Cacbon ảnh hưởng như thế nào đến tính chất kim loại đen
- Nhận xét, nói thêm: Cacbon càng lớn kim loại càng dòn. Ngoài kim loại đen các kim loại khác gọi là kim loại màu.
- Cho HS ghi bài.
? Hãy kể tên một số kim loại màu mà em biết? 
? Kim loại màu ở dạng nguyên chất có tính chất gì?
? Kim loại màu thường dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết các vật trong bảng thường làm bằng vật liệu gì. 
- Mời đại diên nhóm trả lời.
- Nhận xét, chốt ý, cho HS ghi bài.
* Ta đã biết thế nào là vật liệu kim loại, vậy vật liệu phi kim như thế nào ta sang phần vật liệu phi kim.
? Em nào hãy cho biết vật liệu phi kim thường được dùng phổ biến trong cơ khí hiện nay là những chất nào? 
- Vật liệu phi kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dể gia công không bị oxi hóa ít mài mòn. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiêu về chất dẻo và cao su
? Thế nào là chất dẻo?
- Nhận xét, nói thêm: có hai loại chất dẻo là chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.
? Chất dẽo nhiệt là gì?
? Chất dẽo nhiệt rắn là gì?
? Cao su là gì?
? Hãy cho biết cao su có mấy loại?
=> Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và các tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại
=> Chỉ ra được các chi tiết làm bằng kim loại trong xe đạp: sườn, cổ, tăm
=> Quan sát
=> 2 loại ( kim loại đen và kim loại màu)
=> Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon.
=> Kim loại đen gồm hai loại : thép và gang
=> C ≤2,14% (thép). C≥2,14 (gang).
=> Thành phần cacbon ảnh hưởng đến tính dòn của kim loại. 
=> Ghi bài.
=> Kim loại màu: đồng, nhôm, chì, kẽm, bạc, . . .
=> Dễ kéo dài, dác mỏng
=> Sản xuất đồ gia đình, chế tạo chi tiết máy.
=> Thực hiện
=> Trả lời.
=> Ghi bài
=> Chất dẻo là các chất được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt.
=> Chất dẻo và cao su, gỗ, sư, gốm.....
=>Chất dẻo là các chất được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt.
=> Chất dẻo nhiệt có nhiệt độ nóng chảy thấp – nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị oxi hóa, ít bị hóa chất tác dụng – có khả năng chế biến lại.
=> Chất dẻo nhiệt rắn dưới áp suất và nhiệt độ gia công – chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt – không có khả năng chế biến lại.
=> Cao su là vật liệu dẻo có khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm, . . 
=> Cao su có hai loại là cao su tự nhiên và cao su nhân tạo
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và các tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại
1 Vật liệu kim loại:
a. Kim loại đen.
Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C)
- Thép : C £ 2.14 %
- Gang : C > 2.14 %
b. Kim loại màu.
- Tính chất :Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn, dẫn nhiệt, điện tốt.
- Thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.
- Kim loại màu chủ yếu là đồng (Cu), nhôm (Al) và hợp kim của chúng.
2. Vật liệu phi kim loại :
Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dể gia công không bị oxi hóa ít mài mòn.
a. Chất dẻo :
- Được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt, . . .
- Có hai loại :
+ Chất dẻo nhiệt.
+ Chất dẻo nhiệt rắn.
b. Cao su :
- Cao su tự nhiên.
- Cao su nhân tạo
4. Củng cố: (2 phút)
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ mục I của bài 18.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(5 phút)
- Hướng dẫn học bài ở nhà học thuộc nội dung kiến thức cơ bản.
- Về nhà đọc trước phần II bài 18.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_18_vat_lieu_co_khi_nam_hoc_2017.doc