Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 10 năm 2006 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

Bài 1:           Chuyển vị 

           Lập chương trình để chuyển đổi vị trí từ dòng thành cột của một bảng số nguyên có 4 hàng 4 cột.

           Đưa kết quả ra màn hình bảng số ban đầu và bảng số đã chuyển đổi vị trí.
doc 2 trang Khánh Hội 15/05/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 10 năm 2006 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 10 năm 2006 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố môn Tin học Lớp 10 năm 2006 - Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng
Sở giáo dục đào tạo	 kỳ thi chọn HọC SINH giỏi CấP thành phố	
 Thành phố đà nẵng	 năm học 2006-2007
Môn thi : tin học - lớp 10 THPT
 Thời gian : 150 phút (Không tính thời gian giao đề)
Đề CHíNH THứC: 	Chú ý bài thi gồm có 3 bài trong 2 trang
Tổng quan đề thi
Chuyển vị
Ghép số nguyên tố
Khoảng cách xâu
Tên bài làm
Bl1.pas
Bl2.pas
Bl3.pas
Dữ liệu vào
Bàn phím
Bàn phím
Bracket.inp
Dữ liệu ra
Màn hình
Sntghep.out
Bracket.out
Giới hạn
1 giây
2 giây
2 giây
Bài 1: Chuyển vị 
	Lập chương trình để chuyển đổi vị trí từ dòng thành cột của một bảng số nguyên có 4 hàng 4 cột.
	Đưa kết quả ra màn hình bảng số ban đầu và bảng số đã chuyển đổi vị trí.
Bài 2: 	Ghép số nguyên tố
	Dãy A là dãy tăng dần các số nguyên tố: 2, 3, 5,7, 11, 13,. . ., lập dãy B bằng cách ghép từng cặp số liền kề của dãy A với nhau, cụ thể: 23, 57, 1113, . . ., dãy C nhận được từ dãy B bằng cách loại đi các số không là số nguyên tố.
	 Yêu cầu: Lập chương trình tìm j số hạng đầu tiên của dãy C.
	Dữ liệu vào: Nhập j (j <= 50) từ bàn phím.
	 Dữ liệu ra: Ghi ra tệp Sntghep.out, mỗi dòng một số hạng của dãy C. 
Bài 3: 	Khoảng cách xâu
	Với một xâu ký tự, ta có thể tiến hành các phép biến đổi sau:
Thay một ký tự bất kỳ bởi một ký tự khác, chẳng hạn: test thành text.
Xóa một ký tự bất kỳ, chẳng hạn: text thành ext hoặc text thành txt.
Thêm một ký tự bất kỳ vào một vị trí bất kỳ, chẳng hạn SP thành SP2.
Với hai xâu S1 và S2, ta nói khoảng cách từ xâu S1 đến xâu S2 bằng số lượng ít nhất các phép biến đổi thuộc 3 cách trên mà khi áp dụng liên tiếp vào S1, ta sẽ nhận được xâu S2.
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản Kcxau.inp gồm 2 dòng, dòng 1 là xâu S1, dòng 2 là xâu S2 (các xâu S1, S2 có độ dài không quá 100 ký tự)
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản Kcxau.out như sau:
	 - Dòng đầu tiên ghi số N là khoảng cách từ S1 đến S2.	
	 - Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi một phép biến đổi theo thứ tự để từ xâu S1, có được xâu S2.
Ví dụ: 
Kcxau.inp
Kcxau.out
1A3BC
13Ab
3
1A3BC – Thay C/5/b => 1A3Bb 
1A3Bb – Thay B/4/A => 1A3Ab 
1A3Ab – Xoa A/2 => 13Ab 
-------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_tin_hoc_lop_10_n.doc