Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

V. DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN - NHIÊN LIỆU: 

1. Dầu mỏ:

a) Tính chất vật lý: là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

b) Trạng thái thiên nhiên và thành phần của dầu mỏ:

- Dầu mỏ có trong lỏng đất.

- Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại H-C.

c) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:

- Bằng cách chưng cất dầu mỏ thu được: xăng, dầu hoả, và nhiều sản phẩm khác.

- Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUẦN 24, 25, 26, 27
MÔN HÓA HỌC 9
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 
I. METAN: CH4
1. CTCT: 
 H 
 |
 H – C – H Chỉ có 4 liên kết đơn.
 |
 H
2. TCHH: 
- Phản ứng với oxi (phản ứng cháy)
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Đốt hỗn hợp 1VCH4: 2VO2 gây nổ mạnh.
- Phản ứng với Clo: (P.Ư thế)
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 
mêtyl clorua
II. ETILEN: C2H4
1. CTCT:
 H H
 C = C
 H H
Giữa hai nguyên tử C có hai liên kết gọi là liên kết đôi.
2. TCHH:
- Phản ứng với oxi: (pư cháy)
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2 H2O Pư toả nhiệt
- Tác dụng với dd Brom: (làm mấtt màu dd nước brom)
 CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br
Đibrom metan (dd không màu).
Các chất có liên kết đôi dễ tham gia pư cộng.
- Các phân tử etilen kết hợp với nhau (pư trùng hợp)
nCH2 = CH2 (– CH2 – CH2 – )n (poly etilen - PE)
III. AXETILEN: C2H2
1. CTCT: 	H – C ≡ C – H
 	Viết gọn: HC ≡ CH
	Giữa 2 ngtử C có 3 liên kết gọi là liên kết 3.
2. TCHH: 
- Phản ứng với oxi: (phản ứng cháy)
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O pư toả nhiều nhiệt.
- Tác dụng với dd brom: (làm mất màu dd brom)
HC ≡ CH + Br2 	→ Br – CH = CH – Br
Br – CH = CH – Br +Br2 → Br2 – CH – CH – Br2
Viết gọn: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 (Tetra brometan)
- Ngoài ra còn có phản ứng cộng với một số chất khác:
	VD: C2H2 + 2H2 C2H6
* Điều chế: 
	- Cho canxi cacbua (đất đèn) pư với nước.
	CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
	- Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao 
IV. BENZEN: C6H6
1. CTCT: 
Có sáu ngtử C lk với nhau thành vòng 6 cạnh đều, có 3 lk đôi xen kẽ 3 lk đơn.
2. TCHH: 
- Phản ứng cháy với oxi
2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O
- Phản ứng thế với brom
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 	 Brom benzen
- Phản ứng cộng với hiđrô:
 	VD: C6H6 + 3H2 C6H12
 	 Xiclohexan
	C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
V. DẦU MỎ - KHÍ THIÊN NHIÊN - NHIÊN LIỆU: 
1. Dầu mỏ:
a) Tính chất vật lý: là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
b) Trạng thái thiên nhiên và thành phần của dầu mỏ:
- Dầu mỏ có trong lỏng đất.
- Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại H-C.
c) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
- Bằng cách chưng cất dầu mỏ thu được: xăng, dầu hoả, và nhiều sản phẩm khác.
- Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
2. Khí thiên nhiên:
- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất
- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là: metan.
3. Dầu mỏ và khí nhiên nhiên ở Việt nam:
- Chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam: Bạch Hổ, Đại Hùng
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nguyên liêu, nhiên liệu trong đới sống và trong công nghiệp.
4. Nhiên liệu là gì?
- K/n: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- VD: than, gỗ, gas 
5. Phân loại nhiên liệu:
a) Nhiên liệu rắn: Than mỏ, gỗ
- Than mỏ: than gầy, than mỡ, than non, than bùn. 
- Gỗ: hạn chế sử dụng làm nhiên liệu, chủ yếu làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu trong công nghiệp.
b) Nhiên liệu lỏng: Các sản phẩm đựơc chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hoả và rượu.
c) Nhiên liệu khí: khí thiên nhiêu, khí mỏ dầu
Được sử dụng phổ biến trong đời sống, trong công nghiệp.
6. Sử dụng hiệu quả nhiên liệu:
- Cung cấp đủ không khí cho quá trình cháy.
- Tăng diện tích của nhiên liệu với kkhí hoặc oxi.
- Duy trì sự cháy ở mức độ cấn thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
B. BÀI TẬP: 
1. Viết CTCT của các chất chất sau đây: C4H10, C3H4, C4H10O, C3H6O2
2. Nhận biết các chất khí sau đây, viết PTHH (nếu có)
	a. CH4, C2H4, CO2.
	b. CH4, C2H2, CO2, H2.
3. Hợp chất A ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí A (đktc) thu được 22 g khí CO2 và 9 g H2O.
	a. Xác định CTPT A, biết rằng 1 lí khí A ở đktc có khối lượng 1,25 (g)
	b. Viết CTCT của A.
4. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lít khí metan (đktc).
	a. Tính thể tích không khí cần dùng (Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích kk).
	b. Tính khối lượng nước và khí cacbon đioxit tạo thành sau phản ứng.
5. Cho 3,33 lít hỗn hợp metan và etylen (đktc) tác dụng với dd brom, người ta thu được 15,04g đibrometan. 
	a. Tính khối lượng dd brom cần dùng.
	b. Tính thành phần % của hỗn hợp theo thể tích.
	GIẢI 
3. Khối lượng mol phân tử A:
	Khối lượng của 22,4 lít khí A: 22,4 x 1,25 = 28(g)
	Số mol A đem đốt: 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol)
	Khối lượng A đem đốt: 0,25 x 28 = 7 (g)
	mC = 22: 44 x 12 = 6 (g)
	mH = 9: 18 x 2 = 1 (g)
	mO = 7 – (6 + 1) = 0 (g)
	Trong A không có oxi, chỉ có C, H. Vậy A là hidrocacbon, có CTPT là CxHy.
	Ta có: x : y = 
	Công thức đơn giản nhất của A là: CH2.
	CTPT là (CH2)n = 28 → (12 + 2). n = 28 → n = 2.
	Vậy CTPT của A là C2H4.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tuan_24_den_27_mon_hoa_hoc_lop_9_truong_thcs.doc