Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Ví dụ: Cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,...
Câu 2.Tác hại của tệ nạn xã hội như thế nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG GDCD 9 VNEN TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 27 (2019-2020) Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ: Cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,... Câu 2.Tác hại của tệ nạn xã hội như thế nào? Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc. Câu 3. Qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Cấm hành vi đánh bạc (tổ chức đánh bạc ăn tiền). - Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo, sử dụng trái phép chất ma tuý. - Những người nghiện ma tuý phải đi cai. - Cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. =>Pháp luật cấm tất cả các hành vi có liên quan đến ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Câu 4. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội như thế nào? - Có lối sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao. - Không uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm. - Tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Câu 5. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Câu 6. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta là gì? - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân là gì? a. Được kết hôn: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở. b. Cấm kết hôn: - Người đang có vợ , có chồng. - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Những người cùng dòng máu trực hệ,. - Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi,.. c. Thủ tục kết hôn: - Đăng kí kết hôn ở uỷ ban nhân dân phường, xã. - Được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Câu 8. Tác hại của việc kết hôn sớm như thế nào? Đối với sức khỏe và việc học tập của bản thân, với giống nòi dân tộc, với việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình * Qui định của quan hệ vợ và chồng: - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. Câu 9. Kinh doanh là gì: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Câu 10. Quyền tự do kinh doanh là gì: Quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, nghành nghề và qui mô kinh doanh. Câu 11. Thuế là gì? Là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước. Câu 12. Vai trò của thuế: Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước. Câu 13. Trách nhiệm của công dân như thế nào việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và thuế? - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. Câu 14. Cho tình huống: Là con một trong gia đình nên Quân được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Từ khi học lớp 6, mỗi khi Quân xin tiền để tiêu xài là bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không cần biết Quân dùng tiền đó vào việc gì. Bị mấy đứa xấu rủ rê, Quân đã sa vào tệ nạn tiêm chích ma tuý, đến khi trở thành con nghiện thì bố mẹ mới biết. Câu hỏi: 1 / Theo em, vì sao Quân trở thành con nghiện ma tuý? 2/ Theo em, gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý? Lời giải: 1/ Quân trở thành con nghiện ma túy vì do Quân ăn chơi, đua đòi, bố mẹ ít quan tâm, lại còn nuông chiều. 2/ Gia đình cần có trách nhiệm giáo dục sống lành mạnh, trang bị kiến thức về biện pháp phòng tránh. Câu 15. Cho tình huống: Lan và Tuấn yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ Lan nhất định không đồng ý vì cho rằng Tuấn ít tuổi hơn Lan, nếu lấy nhau sau này Lan sẽ già hơn chồng và sẽ không hạnh phúc. Lan và Tuấn giải thích mãi nhưng mẹ Lan vẫn không đồng ý. Theo bà, con cái phải nghe lời cha mẹ. Bà còn doạ sẽ từ con nếu Lan cứ làm theo ý mình. Câu hỏi: 1 / Mẹ Lan có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn không? Vì sao? 2/ Lan và Tuấn có thể làm gì để thực hiện được ý nguyện của mình? Lời giải: 1/ Theo em, Lan không có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lan và Tuấn. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nam nữ tự nguyện, không bị ép buộc. 2/ Lan và Tuấn có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Câu 16: Cho tình huống: Trưởng thôn X mời các hộ gia đình trong tổ họp để thảo luận về việc đóng góp sửa chữa đường đi và một số việc khác trong thôn. Gia đình anh H kinh doanh rất khá giả nhưng ít khi anh tham gia các việc của thôn, xóm. Khi trưởng thôn đến nhà thông báo nội dung và mời gia đình dự họp, anh đóng luôn tiền rồi báo bận không đến họp được. Anh H cho rằng việc họp hành ở thôn xóm chỉ tốn thời gian mà không có kết quả. - Anh H suy nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao? - Theo em, việc tổ chức họp ở thôn, bản, tổ dân phố, có ý nghĩa thế nào? Trả lời: - Suy nghĩ của anh H không đúng vì tham gia các cuộc họp ở thôn xóm là hình thức tham gia quản lí xã hội, là nơi mỗi công dân thể hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với xã hội. - Việc tổ chức họp ở thôn, bản, tổ dân phố, có ý nghĩa quan trọng, là dịp để dân có cơ hội phản án, bàn bạc, thống nhất, đưa ra ý kiến để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Câu 17: Cho tình huống: Trong khu dân cư nơi gia đình Quang sinh sống có một lò giết mổ động vật. Hoạt động của lò giết mổ động vật này gây ô nhiễm trầm trọng ra xung quanh vì những chất thải của nó. Bà con phàn nàn nhiều nhưng cảnh đó vẫn tiếp tục tái diễn. - Theo em, hoạt động của lò mổ động vật này có tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hay không? - Nếu là Quang em sẽ làm gì trước tình trạng đó? Trả lời: - Hoạt động của lò mổ động vật này không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Nếu là Quang em sẽ báo cơ quan chính quyền để giải quyết, đồng thời vận động, tuyên truyền giáo dục cho mọi người về việc đảm bảo môi trường. Câu 18. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dânlà gì? Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. Câu 19. Có mấy hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? a. Trực tiếp : Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, quản lí xã hội. b. Gián tiếp : Thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Câu 20. Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân như thế nào trong việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội? - Trách nhiệm của nhà nước: Đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Trách nhiệm của công dân: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể Câu 21. Quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có ý nghĩa như thế nào? - Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợptrong công việc xây dựng và quản lí đất nước. - Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiêm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Hết
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tuan_20_den_27_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_v.doc