Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Khái niệm.

- Lao động tự giác:

 Lao động tự giác là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài 

- Lao động sáng tạo:

 Lao động sáng tạo là lao động luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ­ưu nhằm không ngừng nâng

 cao chất l­ượng, hiệu quả công việc .

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 8 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG GDCD 8 VNEN TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 27 (2019-2020)
Câu 1. Khái niệm.
- Lao động tự giác:
 Lao động tự giác là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài 
- Lao động sáng tạo:
 Lao động sáng tạo là lao động luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng
 cao chất lượng, hiệu quả công việc .
Câu 2. Biểu hiện 
Tự giác học bài, làm bài. Đổi mới phương pháp học tập. Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bài tập, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau. Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Biết đưa ra ý kiến quan điểm riêng của bản thân.
Câu 3. Ý nghĩa
 Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách. Thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Câu 4: Năng động là gì? Cho ví dụ. 
 - Năng động là sự biến hóa nhanh nhạy, sự thay đổi tích cực để thích ứng vời hoàn cảnh. Người năng động thường sáng tạo và sáng tạo cũng làm cho người ta trở nên năng động hơn.
 - Ví dụ: Minh đã làm xong 10 bông hoa rất đẹp trong vòng nửa tiếng mà các bạn khác còn chưa làm xong. 
Câu 5: Tôn giáo có những đặc điểm gì?
 Tôn giáo có hệ thống giáo lí, kinh điển...được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện...có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thời cúng giêng như nhà thờ, chùa, thánh đường..., nghi lễ thường cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người.
Câu 6: Cho tình huống: Bo rủ Bi đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Bi từ chối không đi vì muốn ngủ. Bo phải đi rủ các bạn khác.
 Em có nhận xét gì về việc làm của Bo và sự từ chối của Bi?
 Trả lời:
 - Việc làm của Bo thể hiện Bo là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thế và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường.
 - Việc Bi từ chối chứng tỏ Bi là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Bi đáng chê trách. 
Câu 7: Sáng tạo là gì? Cho ví dụ.
 - Sáng tạo là sự tìm tòi cái mới, cái khác với cái đã có, tìm cách giải quyết mới cho vấn đề, luôn cải tiến không ngừng nâng cao kết quả học tập và hiệu quả lao động. 
 - Ví dụ: Phương luôn nghĩ nhiều cách khác nhau để giải một bài toán. 
Câu 8: Hãy nêu một số biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động?
 Làm bài không cần nhắc nhở; sáng tạo: tìm ra nhiều cách giải một bài toán; học đi đôi .
Câu 9. Khái niệm
- Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, giám sát.
Câu 10. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. 
- Đối với tập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
- Đối với xã hội: Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực. 
Câu 11. Tín ngưỡng là gì?
 Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)
Câu 12. Tôn giáo là gì?
 Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. 
Câu 13. Pháp luật nước ta quy định: 
 - Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo; không được gây mất đoàn kết , chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
 - Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
Câu 14. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những việc chung của đất nước, của xã hội .
Câu 15. Công dân thể hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường, lớp ); trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo , đài );trong các cuộc tiếp xúc với cử tri ; trong các cuộc họp đóng góp ý kiến .
- Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân cần phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật 
Câu 16. Trách nhiệm của nhà nước và công dân như thế nào về quyền tự do ngôn luận?
 Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Câu 17: Tín ngưỡng có những đặc điểm gì? 
 Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lí mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cùng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ. 
Câu 18: Cho tình huống: Bạn Hùng học rất khá nhưng luôn trốn tránh tham gia các công việc làm vệ sinh trường lớp. Cứ mỗi lần nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn trường là bạn ấy lại tìm cách để không phải tham gia. Bạn Vinh nói biểu hiện của Hùng như thế là không được, nhưng bạn Tình lại nói việc tham gia vào phong trào của trường không quan trọng.
 - Em đồng ý với ý kiến của bạn nào trên đây? Vì sao?
 - Nếu là bạn của Hùng em sẽ làm gì để Hùng hiểu và tích cực tham gia vào các hoạt động của trường của lớp?
 Trả lời:
 - Em đồng ý với ý kiến của bạn Vinh, vì tham gia vào các phong trào của trường, lớp là trách nhiệm của mỗi học sinh.
 - Nếu là bạn của Hùng em sẽ động viên và giải thích cho Hùng hiểu là học sinh cần phải tham gia vào các hoạt động chung của trường lớp, vì người học sinh chỉ chăm học thôi chưa đủ mà còn phải rèn luyện, phải tham gia các phong trào chung của trường lớp.
Câu 19. Tình huống: Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại thắp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên. Hơn thế nữa, hằng tháng mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan.
 Em có đồng ý với suy nghĩ của Hà không? Vì sao?
 Trả lời: Em không đồng tình với suy nghĩ của Hà. Bởi vì, việc thắp hương và đi lễ chùa không phải mê tín mà nó là nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
Câu 20. Tình huống:
  Hôm nay trả bài kiểm tra môn Văn, Dung bị điểm kém. Dung bị bố phạt, không biết làm thế nào. Về đến nhà, thấy bố đang lau cửa kính. Dung nảy ra một sáng kiến với mục đích mong bố “nhẹ tay” hơn khi biết mình bị điểm xấu. Dung mon men đến gần chủ động xin giúp bố lau cửa kính. Bố ngạc nhiên vì không biết sao hôm nay Dung lại chăm chỉ, tự giác làm việc nhà thê.
Câu hỏi:
Theo em, việc làm của Dung có phải là tự giác, sáng tạo không ? Tại sao ?
Lời giải:
 - Việc làm của Dung không phải là tự giác.
 - Vì không phải tự nhiên mà Dung tự ý xin giúp bố. Đó chỉ là việc làm đối phó.
Câu 21. Tình huống:
 Trong cuộc họp lớp, H. phê phán T. Trong những lời phê phán ấy, có một số chi tiết không đúng sự thật. Thấy vậy, bạn lớp trưởng nhắc nhở:
- Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã vội quy kết bạn mình là sai đấy.
Thấy thế, H. lập tức đứng dậy.
- Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được ; phát huy tinh thần dân chủ trong học sinh mà.
Câu hỏi
1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H. trong cuộc họp này có đúng không?
2/ Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp?
Lời giải:
1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H là sai.
2/ Tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp là các bạn có quyền bàn luận, thảo luận, trao đổi để xây dựng tập thể.
---HẾT---

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tuan_20_den_27_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_v.doc