Đề cương ôn tập trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?

     Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi  sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

Ví dụ: Cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,...

Câu 2.Tác hại của tệ nạn xã hội như thế nào?

    Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc.

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG DỊCH
MÔN: GDCD 8
Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?
 Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Ví dụ: Cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,...
Câu 2.Tác hại của tệ nạn xã hội như thế nào?
 Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc.
Câu 3. Qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội như thế nào?
- Cấm hành vi đánh bạc (tổ chức đánh bạc ăn tiền).
- Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo, sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Những người nghiện ma tuý phải đi cai. 
- Cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
=>Pháp luật cấm tất cả các hành vi có liên quan đến ma tuý, cờ bạc, mại dâm.
Câu 4. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội như thế nào?
- Có lối sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
- Không uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh, băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm.
- Tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
Câu 5. HIV là gì? 
- HIV là một loại vi rut gây suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người.
- AIDS là giai đoạn cuối của HIV thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa đến tính mạng của con người.
- Là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc làm ảnh hưởng đến KT – XH đất nước.
Câu 6. Những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS là gì?
- Mọi người phải có trách nhiệm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống HIV/AIDS.
- Tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
- Không phân biệt đối xử người bị nhiễm HIV.
- Người bị nhiễm được quyền giữ bí mật, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Câu 7. Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS là gì?
- Tránh tiếp xúc với máu của người đã nhiễm HIV.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Không dùng chung một kim tiêm chích.
Câu 8. Các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất cháy, chất độc hại là gì?
+ Vũ khí thông thường: sung, đạn, lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê,
+ Chất nổ: thuốc nổn thuốc pháo, ga,
+ Chất cháy: xăng, dầu hỏa,
+ Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân,
- Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của, mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Câu 9. Những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn.
Câu 10. Trách nhiệm của học sinh như thế nào trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
- Tự giác và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật đưa ra.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại..
- Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi dục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu 11. Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì?
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyề sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
- Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
Câu 12. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân là gì?
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
+ Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Câu 13. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là gì?
- Tài sản nhà nước: là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
- Lợi ích công cộng: là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
=> Tài sản NN và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Câu 14. Nghĩa vụ của công dân như thế nào với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
- Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng vào mục đích cá nhân.
- Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô lãng phí khi được giao quản lí tài sản nhà nước.
Câu 15. Trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. 
Câu 16. Thế nào là quyền khiếu nại, thế nào là quyền tố cáo?
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 17. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo là gì?
 Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. 
Câu 18. Trách nhiệm của nhà nước và công dân như thế nào với quyền khiếu nại tố cáo?
- Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời gian pháp luật quy định; xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác.
- Phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định.
Câu 18. Cho tình huống: 
 Là con một trong gia đình nên Quân được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Từ khi học lớp 6, mỗi khi Quân xin tiền để tiêu xài là bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không cần biết Quân dùng tiền đó vào việc gì. Bị mấy đứa xấu rủ rê, Quân đã sa vào tệ nạn tiêm chích ma tuý, đến khi trở thành con nghiện thì bố mẹ mới biết.
Câu hỏi:
1 / Theo em, vì sao Quân trở thành con nghiện ma tuý?
2/ Theo em, gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý?
Lời giải:
1/ Quân trở thành con nghiện ma túy vì do Quân ăn chơi, đua đòi, bố mẹ ít quan tâm, lại còn nuông chiều.
2/ Gia đình cần có trách nhiệm giáo dục sống lành mạnh, trang bị kiến thức về biện pháp phòng tránh.
Câu 19. Tình huống:
 Cô Bình không biết nghe thông tin ở đâu mà về nói với chồng : “Ôi sợ quá, em nghe nói ở nước ta có nhiều trẻ nhỏ bị nhiễm HIV đấy!”. Chồng cô mắng: “Vớ vẩn! Làm gì có chuyện trẻ nhỏ lại mắc cái bệnh của người lớn! Em có biết bệnh này làm sao mà bị không? Này nhé : Thứ nhất là lây theo đường tình dục, thứ hai là nghiện ma tuý mà tiêm chích chung bơm kim tiêm với người đã bị nhiễm HIV. Còn trẻ nhỏ, chúng có làm được các việc đó đâu mà bị ?”. Cô Bình thấy chồng nói có lí, không cãi lại được, nhưng vẫn băn khoăn.
Câu hỏi:
1/ Theo em, thông tin mà cô Bình nói có đúng không ?
2/ Vận dụng kiến thức về HIV/AIDS và phòng, chống HIV/AIDS, em hãy giải thích giúp vợ chồng cô Bình.
Lời giải:
1/ Thông tin cô Bình đưa ra hoàn toàn đúng, nước ta cũng là một trong những nước có tỉ lệ người trẻ nhiễm HIV cao.
2/ Lây nhiễm HIV có nhiều con đường lây nhiễm, ngoài con đường nêu trên, còn có con đường lây qua đường máu (mẹ sang con) nên tỉ lệ trẻ nhiễm HIV ở nước ta ngày càng cao.
Câu 20. Tình huống:
 Linh mượn xe đạp của Liên để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại xe cho Liên sau 3 giờ. Khoảng gần 3 giờ sau, Linh vể đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Linh do dự, Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà!
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho Hằng mượn xe của Liên không?
2/ Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?
Lời giải:
1/ Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn.
2/ Linh có quyền trả xe đúng thời hạn, giữ gìn và bảo quản xe, trả đúng người.
Câu 21. Tình huống:
 Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ cùng nhau. Một hôm vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra trong cặp, Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo:
- Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy! 
 	- Minh cười: Ối dà! Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao.
	a. Minh làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?	
b. Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với Minh như thế nào?
 Trả lời:
a. Minh làm như vậy là sai. Vì tờ giấy dùng để kiểm tra tuy nhỏ nhưng cũng là tài sản của Tùng. Dù là bạn thân cũng không được tự ý lấy dùng, làm như vậy là không tôn trọng tài sản của người khác.
 b. Khuyên Minh: 
 + Trả lại tờ giấy kiểm tra cho Tùng, chờ Tùng về xin lỗi và hỏi xin Tùng giấy kiểm tra. 
 + Hoặc trả lại giấy kiểm tra cho Tùng, xin lỗi Tùng và xin bạn khác.
---HẾT---

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_phong_dich_covid_19_mon.doc