Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
III. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
1. Ô nguyên tố: Cho biết
- Số hiệu nguyên tử (STT)
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối.
2. Chu kỳ:
3. Nhóm:
4. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng:
a. Sự biến đổi t/c trong một chu kỳ: Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- Số eclectron lớp ngoài cùng nguyên tử của nguyên tố tăng dần từ 1→ 8.
- Tính Kl của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA 9 , NĂM HỌC 2019-2020 ChươngIII: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG THCNTHH A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: I. Axit cacbonic: H2CO3 - Là axit yếu, làm quỳ tím chuyển sang màu hồng nhạt. - Dễ bị phân hủy: H2CO3 H2O + CO2 II. Muối cacbonat: - Tác dụng với dung dịch axit: VD: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 - Tác dụng với dung dịch bazơ: VD: K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2KOH Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH - Dung dịch muối cacbonat tác dụng với dung dịch muối: VD: K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl - Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy: VD: CaCO3 CaO + CO2 NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 III. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học: 1. Ô nguyên tố: Cho biết - Số hiệu nguyên tử (STT) - Kí hiệu hóa học - Tên nguyên tố - Nguyên tử khối. 2. Chu kỳ: 3. Nhóm: 4. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng: a. Sự biến đổi t/c trong một chu kỳ: Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: - Số eclectron lớp ngoài cùng nguyên tử của nguyên tố tăng dần từ 1→ 8. - Tính Kl của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. b. Sự biến đổi t/c trong một nhóm: Đi từ trên xuống dưới theo chiêu tăng dần của điện tích hạt nhân: - Số lớp eclectron của các nguyên tử tăng dần - Tính KL của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. c. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH: Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn Cấu tạo và tính chất Số thứ tự (số hiệu) Điện tích hạt nhân Chu kỳ Số lớp electron Nhóm Số electron lớp ngoài cùng, tính KL, tính PK. Chương 4: HIĐROCACBON- NHIÊN LIỆU A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: I. METAN: CH4 1. Công thức cấu tạo: H | H – C – H Chỉ có 4 liên kết đơn. | H 2. Tính chất hóa học: - Phản ứng với oxi (phản ứng cháy) CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Đốt hỗn hợp 1VCH4: 2VO2 gây nổ mạnh. - Phản ứng với Clo: (P.Ư thế) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl metyl clorua II. ETILEN: C2H4 1. Công thức cấu tạo: H H C = C H H Giữa hai nguyên tử C có hai gạch liên kết gọi là liên kết đôi. 2. Tính chất hóa học: - Phản ứng với oxi: (pư cháy) C2H4 + 3O2 2CO2 + 2 H2O Pư toả nhiệt - Tác dụng với dd Brom: (làm mất màu dd brom) CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br Đibrom etan (dd không màu). Các chất có liên kết đôi dễ tham gia pư cộng. - Các phân tử etilen kết hợp với nhau (pư trùng hợp) nCH2 = CH2 (– CH2 – CH2 – )n poly etilen - PE III. AXETILEN: C2H2 1. Công thức cấu tạo: H – C ≡ C – H Viết gọn: HC ≡ CH Phân tử axetilen có liên kết ba. 2. Tính chất hóa học: - Phản ứng với oxi: (phản ứng cháy) 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O pư toả nhiều nhiệt. - Tác dụng với dd brom: (làm mất màu dd brom) HC ≡ CH + Br2 → Br – CH = CH – Br Br – CH = CH – Br +Br2 → Br2 – CH – CH – Br2 Viết gọn: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 Tetra brom etan - Ngoài ra còn có phản ứng cộng với một số chất khác: VD: C2H2 + 2H2 C2H6 * Điều chế: - Cho canxi cacbua (đất đèn) pư với nước. CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 - Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao IV. BENZEN: C6H6 1. Công thức cấu tạo: Có sáu ngtử C liên kết với nhau thành vòng 6 cạnh đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. 2. Tính chất hóa học: - Phản ứng cháy với oxi 2C6H6 + 15O2 12 CO2 + 6H2O - Phản ứng thế với brom C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr Brom benzen - Phản ứng cộng với hiđrô: VD: C6H6 + 3H2 C6H12 Xiclohexan C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6 Chương 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. HỢP CHẤT CÓ OXI. 1. Rượu etylic: C2H5OH a. Công thức cấu tạo: H H H – C – C – O – H H H Hoặc: CH3 – CH2 – OH Nhận xét: Nhóm – OH làm rượu có t/c đặc trưng. b. Độ rượu: Số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu. c. Tính chất hóa học: - T/d với oxi ( Pư cháy) C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O - T/d với Na. 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 Natri etylat - T/d với axit axetic: CH3COOH + C2H5OH CH3COO C2H5 + H2O etyl axetat d. Điều chế. - Từ tinh bột hoặc đường bằng pp lên men: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 - Từ etilen: C2H4 + H2O à C2H5OH 2. Axit axetic: CH3COOH a. Công thức cấu tạo: H O H – C – C H O – H Viết gọn: CH3 - COOH. b. Tính chất hóa học b1.Tính axit: - Làm quỳ tím hóa đỏ. - T/d với NaOH tạo muối và nước. CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O Natri axetat - T/d với CuO tạo muối và nước. 2CH3COOH + CuO à (CH3COO)2Cu + H2O - T/d với Mg tạo muối và H2 . 2CH3COOH + Mg à (CH3COO)2Mg + H2 - T/d với Na2CO3 tạo CO2 2CH3COOH + Na2CO3 à 2CH3COONa + H2O + CO2 b2. Tác dụng với rượu etylic. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O etyl axetat * Phản ứng este hóa là phản ứng giữa rượu và axit tạo ra este và nước. c. Điều chế: - Trong đời sống: C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O - Trong công nghiệp: 2C4H10 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O Butan B. BÀI TẬP: Bài 1: Thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau: Etylen rượu etylic axit axetic etylaxetat axit axetic Bài 2: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi hóa học (phần dẫn xuất của hiđrocacbon) a) Etilen Rượu etylic axit axetic kẽm axetat. b) Natri etylat Rượu etylic axit axetic Kali axetat. Bài 3: Hãy chọn các chất thích hợp điền vào dấu hỏi rồi viết các phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau. Ghi điều kiện của phản ứng (nếu có). a) C6H6 + Br2 ? C6H5Br ? + HBr b) CH2 = CH2 + Br2 Br- CH2 – CH2 – Br hoặc C2H4Br2 ? c) CH4 + Cl2 CH3Cl? + HCl ? d) CH CH + Br2 Br- CH= CH - Br ? e) 2C2H5OH + 2K 2C2H5OK ? + H2 ? Bài 4: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các khí sau: a. Ba lọ không nhãn đựng 3 chất khí: CH4, CO2 và C2H4. b. Ba lọ không nhãn đựng 3 chất khí: CH4, SO2 và C2H2. c. Ba lọ không nhãn đựng 3 chất lỏng: Rượu etylic, axit axetic, benzen. Viết các phương trình hóa học ( nếu có). Bài 5: a. Có 3 chất lỏng đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn là rượu etylic, axit axetic và benzen. Chỉ dùng nước và giấy quỳ tím hãy nhận biết các chất lỏng trên. b. Chỉ dùng nước và quỳ tím, hãy nhận biết ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: rượu etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong rượu etylic. Bài 6: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) qua dung dịch brom. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,6 gam đibrom etan. a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính thể tích của các chất khí có trong hỗn hợp Bài 7: Dẫn 13,44 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) qua dung dịch brom. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,4gam đi brom etan. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 6,9gam rượu etylic trong bình chứa oxi dư. a. Viết PTHH xảy ra. b.Tính khối lượng CO2 tạo thành. c.Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng trên ở đktc. Bài 9: Đốt cháy hết một lượng khí metan cần phải dùng hết 2,24 lít khí oxi (đktc). a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng khí metan tham gia phản ứng và thể tích khí cacbonic thoát ra (đktc). Bài 10: Cho 2,3 gam kim loại natri tác dụng hoàn toàn với rượu etylic nguyên chất. a. Viết PTHH. b. Tính thể tích khí hiđro thoát ra (ở đktc). c. Tính khối lượng rượu cần dùng. Bài 11: Cho 4,8 gam kim loại Magie tác dụng hoàn toàn dung dịch axit axetic. a. Viết PTHH. b. Tính thể tích khí hiđro thoát ra (ở đktc). c. Tính khối lượng axit axetic đã tham gia phản ứng. Bài 12: Cho kim loại kẽm tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit axetic. Sau phản ứng thấy thoát ra 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng axit axetic đã tham gia phản ứng. c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. -HẾT-
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc